'Thực phẩm vàng' giúp cải thiện sức khỏe hệ đường ruột

Bổ sung ngũ cốc, rau củ hay sữa chua uống là cách để duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa đường ruột.

Post by admin

23:50 - 29/12/2016

Bình luận

Cuộc sống bận rộn cùng thói quen ăn uống không lành mạnh, nghèo dưỡng chất của người Việt là nguyên nhân khiến sức khỏe đường ruột bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ quả xấu. Dưới đây là các nhóm "thực phẩm vàng" cần được bổ sung để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa đường ruột.

Các món ăn từ ngũ cốc thô

Ngũ cốc thô rất có lợi cho sức khỏe đường ruột

 

Các loại hạt như lúa mì, gạo lứt, hạt ngô, đậu tương... đều là những thực phẩm tốt cho đường ruột. Lúa mì giàu canxi, phốt pho và các amiliza, mantoza khác giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Hạt ngô (bắp) chứa lượng xenlulo cao hơn gấp 4 - 10 lần so với gạo và cá loại bột khác, có tác dụng kích thích nhu động dạ dày ruột, giúp ích cho quá trình tiêu hóa.

Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại đã làm thay đổi thói quen ăn ngũ cốc ít hơn so với vài thập kỷ trước. Tỷ lệ ngũ cốc trong bữa ăn đang giảm dần theo thời gian. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo lượng ngũ cốc tốt nhất nên ăn là 20 - 30gram một khẩu phần nhưng trên thực tế, mọi người chỉ ăn khoảng 15 gram.

Bạn nên hầm ngũ cốc (các loại hạt) bằng cách ngâm đậu khoảng 8 - 12 tiếng, các loại hạt khác 2 - 4 tiếng trước khi nấu ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Các loại rau, củ, quả

 

image-732537595-extractword-1-8336-5824-1481598119.jpg

Bạn cần bổ sung rau củ quả trong thực đơn hằng ngày

 

Tất cả loại rau đều giàu chất xơ, đồng thời mang tính kiềm, giúp trung hòa các axit tạo ra khi ăn đường, trứng, thịt. Những loại rau tốt cho sức khỏe gồm củ cải, cải bắp, cải xoăn, cà rốt, súp lơ... Các loại trái cây giàu chất xơ như lê, xoài, đu đủ, chuối sẽ giúp làm giảm cholesterol và cải thiện nhu động ruột, làm hệ tiêu hóa tốt hơn.

Trong khi đó, các loại quả như chanh tươi, cam, bưởi, nho, nước mía, mận, táo, cà chua... có hương vị chủ yếu là chua. Nhưng trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng có thể trở thành kiềm và cho phép máu duy trì tính kiềm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% người trưởng thành Việt Nam không ăn đủ mức khuyến nghị tối thiểu 400 gram rau củ quả mỗi ngày. Bạn cần lưu ý bổ sung đầy đủ để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Các loại tảo, nấm

Nấm, tảo, tảo bẹ, rong biển, nấm đen... chứa chất phytochemical, chống ung thư và loại bỏ hiệu ứng kim loại nặng. Trong đó, tảo bẹ và rong biển chứa một số lượng lớn các chất nhuận tràng, thúc đẩy bài tiết các chất độc phóng xạ trong cơ thể ra ngoài cùng với phân.

Các loại sữa chua uống lên men

Vi khuẩn có lợi đóng vai trò quan trọng để giữ cân bằng cho hệ sinh vật đường ruột đến một trăm ngàn tỷ khuẩn, với hơn 500 loại khác nhau. Bạn nên bổ sung các loại sữa chua uống lên men (như Yakult) có chứa vi khuẩn chủng Lactobacillus casei Shirota. Lactobacillus casei Shirota được nghiên cứu tại Nhật Bản từ thế kỷ trước, đề kháng mạnh mẽ với dịch dạ dày (độ acid rất cao) và dịch mật cùng các enzim tiêu hóa khác, do đó, đến được ruột non và phát triển.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã đưa ra kết luận về tác dụng của vi khuẩn này đối với sức khỏe con người như giúp thúc đẩy nhu động của ruột, nhuận tràng, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại trong đường ruột, hạn chế tác dụng hình thành và tích lũy các chất gây thối rữa ruột. Chúng còn có hiệu quả điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể, giúp phục hồi chức năng miễn dịch.

Danh mục tin