Chúng ta thường có thói quen vừa ăn vừa uống nước trong các bữa ăn, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng đây là thói quen cực kì có hại. Nghiên cứu cho thấy, khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại và làm tăng kích thích của dạ dày. Ngoài ra, thói quen chan canh ăn cùng cơm cũng không được khuyến khích. Bởi thói quen này sẽ làm bạn lười nhai, nuốt nhanh hơn, thức ăn vào dạ dày vẫn còn ở dạng cứng, dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Việc này dễ dẫn đến đau dạ dày mãn tính.
Gắp thức ăn cho người khác
Gắp thức ăn cho người khác được xem là một trong những nét văn hóa đặc trưng, thể hiện sự hiếu khách của người Việt. Thế nhưng hành động này lại gây ra nguy hại đối với sức khỏe của chúng ta.
Việc dùng chung đũa, muôi, nước chấm là một con đường lây lan các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị... Trong khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau trong đó có những vi khuẩn gây bệnh viêm gan, viêm loét dạ dày... có thể lây lan qua đường ăn uống chung.
Vậy nên trong bữa ăn, chúng ta nên hạn chế việc gắp thức ăn cho người khác, nếu có, hãy nhớ xoay đầu đũa hoặc sử dụng một đôi đũa sạch khác.
Cắn móng tay
Nhiều trẻ nhỏ thường có thói quen cắn mong tay hoặc ngậm tay. Theo Fox News, tiến sĩ Michael Shapiro, chuyên gia da liễu của New York, cho hay thói quen này khiến móng tay và phần da xung quanh dễ bị tổn thương. Điều đó tạo cơ hội cho vi khuẩn trong miệng xâm nhập vào da tay, len lỏi vào cơ thể con người, gây viêm lợi, viêm họng.
Dùng tay kéo tóc
Thói quen nhổ tóc có thể dẫn đến tình trạng hói vĩnh viễn.
Tiến sĩ, bác sĩ Yi Lier Oster giải thích nếu thường xuyên dùng tay kéo tóc khiến phần gốc bị tổn thương, gây ra hiện tượng rụng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ngoài ra, da đầu bạn còn có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ thói quen này.
Thậm chí, nếu bạn kéo tóc với tần suất dày đặc thì bạn có thể đã mắc “chứng nhổ lông”. Đây là biểu hiện khi bạn muốn khống chế những kích động của thần kinh. Những người này cần được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và thuốc.
Liếm môi
Liếm môi dễ gây viêm da.
Theo ý kiến của tiến sĩ, bác sĩ Whitney Martin thuộc bệnh viện da liễu New York, động tác liếm môi sẽ khiến da khô, nứt nẻ và gây viêm bởi trong nước bọt có chứa men tiêu hóa. Ngoài ra, TS Connolly, chủ tịch hội nghiên cứu bệnh ngoài da (New Jersey, Mỹ) cho hay, thói quen liếm môi khi căng thẳng, lo âu cũng có thể khiến phụ nữ mắc bệnh u xơ tử cung.
Vì vậy, khi căng thẳng bạn có thể uống nước để giảm áp lực và giữ trạng thái cân bằng, thoải mái.